Trong phân khúc smartphone cao cấp, một trong những "trận chiến" nhận nhiều sự quan tâm bởi giới công nghệ lẫn người dùng chính là cuộc đua về nâng tầm trải nghiệm người dùng. Trong cuộc đua này, Samsung vẫn luôn giữ vững được vị thế là một trong những hãng công nghệ tiên phong và định hình thị trường smartphone tương lai.
Khi phần cứng phát triển đến điểm bão hòa, sự đầu tư nâng cấp cho hiệu năng, tích hợp ngày càng nhiều khả năng vào chiếc điện thoại được các nhà sản xuất ưu tiên hàng đầu. Các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm làm việc không ngừng để đưa mọi thứ vào trong chiếc smarphone nhỏ bằng lòng bàn tay, bao gồm máy ảnh, máy tính, máy chiếu, nguồn năng lượng...
Dễ nhận thấy nhất chính là nỗ lực đưa trải nghiệm máy ảnh chuyên nghiệp vào smartphone. Khi mới xuất hiện, camera chỉ là tính năng phụ trợ với cảm biến ảnh độ phân giải chỉ 2 megapixel, cho mục đích ghi lại hình ảnh cuộc sống, chụp tài liệu... Đến nay, người mê nhiếp ảnh đã có thể yên tâm để chiếc máy cồng kềnh ở nhà, thay vào đó là chiếc điện thoại mỏng, gọn, nhẹ trong túi quần để lưu mọi khoảnh khắc dễ dàng.
Hiện nay, số "chấm" tăng đến chóng mặt khi những mẫu di động hiện nay sở hữu cảm biến 20 megapixel trở lên là chuyện rất đỗi bình thường. Sensor ảnh trên di động còn có chế độ chống rung quang học OIS, khả năng chuyển khẩu độ hoặc quay video slomo 960 khung hình một giây như trên Galaxy S9 của Samsung... Không chỉ thành công trong việc đưa những cảm biến phức tạp vào thân máy có độ mỏng dưới 10mm, các nhà sản xuất còn phát triển phần mềm đi kèm như thuật toán làm đẹp, camera trí tuệ nhân tạo, biểu tượng động AR, dịch tài liệu các ngôn ngữ... Theo Wired, trận địa về phần cứng đã tạm lắng, nhưng cuộc đua về camera di động chỉ mới thực sự bắt đầu.
Cuộc đua camera không còn tập trung vào số "chấm" mà mở rộng ra các tính năng thông minh như làm đẹp chủ thể, xóa phông tự nhiên hoặc biểu tượng AR... |
Bên cạnh camera, nâng cấp năng lượng trên smartphone cũng chứng kiến cuộc chạy đua giữa các nhà sản xuất. Thời lượng vốn sử dụng là vấn đề của nhiều mẫu smartphone, đặc biệt là dòng cao cấp bởi các máy này gồng gánh màn hình độ phân giải cao, nhiều tính năng chạy ngầm, khó đáp ứng nhu cầu sử dụng ổn định cho người dùng suốt một ngày dài. Thực tế, nhiều hãng chưa giải quyết triệt để được bài toán cân bằng giữa năng lượng và tính năng cao cấp.
Tuy nhiên, một số smartphone cao cấp ra mắt gần đây đã thành công trong tích hợp viên pin dung lượng lớn, đảm bảo cho thời lượng sử dụng ổn định mà không hy sinh vẻ ngoài mỏng gọn. Đơn cử là chiếc Galaxy S9+ với viên pin 3.500mAh hay sắp tới là Galaxy Note9 theo lời đồn có pin lên đến 4.000mAh.
Phức tạp hơn chính là biến smartphone thành một hệ thống máy tính, tức thực hiện những tác vụ phức tạp mà màn hình cảm ứng của điện thoại gặp hạn chế. Khả năng biến smartphone thành PC được Samsung giới thiệu lần đầu cùng với chiếc Galaxy dòng S thế hệ thứ tám, mang tên Samsung DeX. Chỉ bằng phụ kiện là chiếc đế cắm để biến smartphone thành một chiếc PC với khả năng kết nối bàn phím, chuột và màn hình để tiến hành tương tác, soạn gõ văn bản, xử lý hình ảnh hoặc trình chiếu bản thuyết trình mà không cần cả chiếc laptop. Thành công của bộ đôi S8 và S8+ đã mở ra nhiều khả năng phát triển về sau cho tính năng này.
Ngoài ra, với xu hướng chuyển dịch IoT và công nghệ smarthome dần phổ cập, từ TV đến quạt máy hoặc cả chiếc bàn chải đánh răng đều kết nối vào hệ thống mạng. Với hiệu năng cao, cấu hình tương thích để đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc, smartphone được các nhà sản xuất định hướng trở thành trung tâm kết nối, nơi vận hành và điều khiển toàn bộ ngôi nhà của người dùng. Samsung là một trong những hãng công nghệ tiên phong tạo dựng hệ sinh thái thông minh Galaxy. Với “trọng tâm” là các sản phẩm smartphone cao cấp Galaxy, người dùng có thể ra lệnh giọng nói cho Bixby, điều khiển trực quan camera Gear 360, nguồn cấp dữ liệu kính Gear VR và đồng hồ thông minh Gear S3...
Hệ sinh thái Galaxy cần có "trái tim" là smartphone hiệu năng cao, cấu hình mạnh mẽ. |
Trong cuộc đua trải nghiệm người dùng, Samsung cũng là nhà sản xuất hiếm hoi mặn mà với chiếc bút stylus. Dòng Galaxy Note với chiếc bút S-Pen độc quyền trở thành một trong hai dòng sản phẩm chủ lực, mang về lợi nhuận hàng tỷ USD mỗi năm cho Samsung. Dòng bút này vốn ra đời giúp người dùng tương tác dễ dàng với màn hình cảm ứng công nghệ điện trở. Tuy nhiên, công nghệ điện dung ra đời gần như đe dọa sự sống còn của bút stylus.
Năm 2011, chiếc smartphone Galaxy Note thế hệ đầu tiên ra mắt trên thị trường đã đón nhận phản ứng trái chiều. Một phần vì dải sản phẩm phablet vẫn còn hiếm, màn hình 5,3 inch lúc đó được coi là kích thước quá cỡ. Bên cạnh đó, người dùng còn đắn đo về tính hiệu quả của chiếc bút stylus đi kèm. Với Galaxy Note 2, hãng chính thức phá tan "rào cản" đó bằng cách bổ sung nhiều tính năng đáng giá cho chiếc bút này. Trong đó có công nghệ Air View đặc trưng giúp người dùng xem trước tin nhắn, hình ảnh... ở dạng preview. Thay thế này khiến bút stylus tối ưu trải nghiệm tương tác của người dùng với màn hình cảm ứng.
Đến thế hệ thứ 8, dòng Galaxy Note vẫn ưu ái những công nghệ đặc sắc cho chiếc bút S-pen đặc trưng. Ngoài những tác vụ cơ bản như tương tác màn hình, ghi chú, chiếc bút "công nghệ" này còn mang đến khả năng sáng tạo không giới hạn cho người dùng nhờ tính năng tin nhắn động, ký hoạt đa màu sắc và dịch thuật đa ngôn ngữ.
Bên cạnh S-Pen, Galaxy Note cũng là dải sản phẩm thể hiện rõ nỗ lực đưa các công nghệ cao cấp và mới nhất vào trong smartphone của Samsung, đồng thời tạo ra ở mỗi thao tác trải nghiệm mượt mà nhất.
Với nhiều cải tiến từ ngoại hình lẫn tính năng, mẫu máy đón nhận sức mua khủng. Tại quý III/2017 - thời điểm ra mắt Note8, Samsung thu về lợi nhuận hơn 2,9 tỷ USD, mức tăng phi mã so với 89 triệu USD cùng kỳ năm trước đó bởi sự cố Note7. Tính riêng tại Việt Nam, model cao cấp này cũng mang về kỷ lục đặt trướt của Samsung với 40.000 đơn đặt hàng.
Theo dự báo của các chuyên trang lẫn giới công nghệ, Galaxy Note thế hệ thứ 9 ra mắt tới đây (9/8) được cho là chiếc phablet mạnh mẽ nhất. Máy sẽ tiếp nối truyền thống máy hiệu năng mạnh mẽ, trải nghiệm cao cấp, đặc biệt là nhấn mạnh vào cấu hình, camera lẫn tính năng của bút S-Pen.
Ice Universe - tài khoản Twitter công nghệ nổi tiếng nhận định, S Pen trên Galaxy Note mới sẽ có các chức năng liên quan đến công nghệ Bluetooth, vượt qua phạm vi của bất kỳ chiếc bút nào trước đây.
Cùng quan điểm, Phonearena cho biết bút mới sẽ có nhiều chức năng hơn bất cứ S Pen nào từng ra đời. Bút có kết nối Bluetooth để hoạt động như một thiết bị điều khiển độc lập, có thể dùng như remote chụp ảnh từ xa, điều khiển trò chơi như một tay cầm chơi game, thậm chí là làm loa không dây, làm micro để thu âm. Phụ kiện này sẽ được trang bị pin riêng và tích hợp sạc không dây siêu nhỏ, có thể nạp điện khi gắn vào bên trong khoang chứa của Galaxy Note9. Việc này đồng thời lý giải hình ảnh bộ sạc không dây kép vừa lộ diện mới đây.
Note9 được dự đoán là phablet manh mẽ nhất của dòng Galaxy Note. |
Trải nghiệm với Samsung DeX - tính năng biến smartphone thành PC cũng được dự đoán sẽ có thêm nhiều không gian phát triển nhờ những nâng cấp mạnh mẽ về cấu hình trên model này. Cụ thể, một số tin đồn gần đây cho biết, Galaxy Note9 sẽ có hai phiên bản chạy vi xử lý Snapdragon 845 dành cho thị trường Mỹ và châu Âu cùng bản chạy Exynos 9810 hiệu năng cao hơn cho thị trường châu Á.
RAM của Galaxy Note9 theo tin đồn có thể lên đến 8GB và thậm chí nâng cấp mạnh ROM lên mức tối đa 512GB. Nếu đi kèm thẻ nhớ 512GB, Note9 có khả năng trở thành smartphone đầu tiên lưu trữ đến 1TB, cho khả năng lưu trữ lên đến hai triệu bức ảnh kích thước 500KB, 250 bộ phim... Người dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa trải nghiệm di động hoặc PC mà vẫn mượt mà, không giật lag hoặc gặp tình trạng thoát ra giữa ứng dụng.
Những trải nghiệm trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu dung lượng pin không đáp ứng. Với Galaxy Note9, hãng trang bị viên pin 4.000mAh cho phép người dùng sử dụng máy trong suốt ngày dài mà không lo sợ sập nguồn hoặc phải mang theo pin sạc di động. Trong video quảng bá cho sự kiện Unpacked, Samsung tuyên bố rằng "năng lượng sẽ không còn là vấn đề".